Phân Loại Các Nhóm Gỗ Ở Việt Nam
Bảng phân loại các nhóm gỗ ở Việt Nam đã được Bộ Lâm nghiệp ban hành áp dụng trên toàn quốc nhằm giúp cho người dân hiểu hơn về gỗ, các nhóm gỗ, biết cách phân biệt đâu là nhóm gỗ chất lượng, đâu là nhóm gỗ dành cho ngành nội thất, đâu là nhóm gỗ cấm khai thác. Cùng tham khảo nhé!
Việc phân loại các nhóm gỗ vào các nhóm khác nhau sẽ giúp Ban Quản lý, Bộ Ngành dễ dàng hơn trong việc quản lý hành vi khai thác, sử dụng đúng mục đích và ngăn chặn tình trạng khai thác rừng bừa bãi. Bên cạnh đó, việc phân loại như này sẽ giúp cho doanh nghiệp, các chủ đầu tư cũng như người tiêu dùng hiểu rõ hơn về từng loại gỗ, qua đó dễ dàng hơn trong việc chọn loại gỗ đúng với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình, cũng như giá thành tương xứng.
Theo quy định hiện hành tại Việt Nam hiện nay, gỗ tự nhiên được chia thành 8 nhóm, bao gồm:
Nhóm I: nhóm gỗ quý, có vân thớ, màu sắc đẹp, có hương thơm, độ bền và giá trị kinh tế cao.
Nhóm II: nhóm gỗ nặng, cứng, có tỷ trọng lớn và sức chịu đựng cao.
Nhóm III: nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn nhóm II và nhóm I nhưng cũng có sức bền, sức chịu lực cao và độ dẻo dai lớn.
Nhóm IV: nhóm gỗ có thớ mịn, tương đối bền, dễ gia công chế biến.
Nhóm V: nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc.
Nhóm VI: nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt nhưng lại dễ chế biến.
Nhóm VII: nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, khả năng chống mối mọt kém, dễ bị cong vênh.
Nhóm VIII: nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao.
Cụ thể, một số loại gỗ thuộc 8 nhóm gỗ trên, bao gồm:
Nhóm I: gỗ muồng đen, mun sọc, trắc, tre, thông tre, trầm hương, cẩm lai, bằng lăng cườm, gõ đỏ, Pơ-mu,…
Nhóm II: gỗ đinh, liêm xanh, nghiến, căm xe, da đá, xoay, lát khét, dầu đen,…
Nhóm III: gỗ bằng lăng nước, bằng lăng tía, bình linh, cà chắc, cà ổi, chai, chò chỉ, chò chai, sao đen, trường mật,….
Nhóm IV: gỗ dổi, gỗ mít, gỗ sụ, sến đỏ, kháo dầu, re xanh, bời lời, cà duối,…
Nhóm V: gỗ chò lông, chò xanh, chôm chôm, dầu, dầu ré, lim vang, muồng, sồi đá, vừng, xà cừ, xoài,…
Nhóm VI: ba khía, bạch đàn, khế, kháo vàng, quế, sồi, xoan đào, xoan mộc,….
Nhóm VII: cao su, cám, choai, me, tram đen, xoan tây, gáo vàng, phay, ưởi,..
Nhóm VIII: muồng trắng, vông, trôm, trẩu, sung, sòi bấc, ngọc lan tây, lai,…
Bên cạnh những nhóm gỗ được cấp phép khai thác và đưa vào sử dụng như trên thì cũng có một số nhóm gỗ quý, vòng đời tái sinh lâu nên được cho vào nhóm cấm khai thác, đó là nhóm gỗ IA, IIA. Cụ thể:
Nhóm gỗ IA bao gồm: gỗ bách xanh, thông đỏ, phỉ 3 mũi, thông tre, thông pà cò, thông Đà Lạt, thông nước, hinh đá vôi, sam bông, sam lạnh, trầm, hoàng đàn, thông 2 lá dẹt.
Nhóm gỗ IIA bao gồm: gỗ cẩm lai, cà te, gu, giáng hương, lát, trắc, gỗ Pu mơ, mun, đinh, sến mật, nghiến, lim xanh, kim giao, ba gạc, ba kích, bách hợp, sâm ngọc linh, sa nhân, thảo quả,…
Như vậy, căn cứ vào các nhóm gỗ đã được phân loại theo quy định hiện hành của Chính phủ, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận diện, khai thác, sử dụng đúng mục đích cũng như biết cách định lượng giá phù hợp khi mua bán. Đồng thời, chúng ta cũng biết đâu là nhóm gỗ quý cần bảo tồn để không vi phạm việc khai thác.