Cách Xử Lý Vân Gỗ Bị Đen
Các vân gỗ trong cây lâu năm thường nhiều và hay xuất hiện các mắt đen làm mất đi tính thẩm mỹ cho sản phẩm nên thợ cần xử lý trong quá trình gia công sản xuất. Các vấn đề xuất hiện trên gỗ nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn chế tạo sau, và vân gỗ bị đen là một trong những lỗi mắc phải. Cùng tìm hiểu cách xử lý trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Tại sao phải xử lý vân gỗ bị đen?
Như chúng ta đã biết, vân gỗ là yếu tố làm nên vẻ đẹp cho gỗ và giá trị của thành phẩm. Những đường vân gỗ cuồn cuộn, đẹp mắt sẽ thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng một khi vân gỗ bị đen, thâm thì vẻ đẹp sản phẩm sẽ bị lu mờ. Thế nên, việc xử lý bề mặt gỗ là bước quan trọng trong quá trình sản xuất.
Thực tế chúng ta sẽ thấy những cây gỗ trong tự nhiên thường có màu đen, một số màu nâu, màu vàng, lớp vỏ sần sùi không đều màu, có đốm màu rất xấu. Các vân gỗ khi ở trong lõi gỗ sẽ có màu sẫm hoặc thay đổi theo khí hậu và thời tiết. Các cây gỗ có tuổi thọ càng lâu năm thì vân gỗ càng nhiều và các mắt đen xuất hiện càng rõ nét. Vì lẽ đó mà chúng sẽ làm xấu đi sản phẩm sau khi gia công và thợ cần phải xử lý vân gỗ bị đen trước khi sơn phết.
Trong tất cả các khâu chế tạo từ đầu tiên đến thành phẩm, xử lý bề mặt gỗ là công đoạn hết sức quan trọng, nó quyết định chất lượng sản phẩm và giá trị thẩm mỹ của mọi đồ gỗ. Việc xử lý vân gỗ bị đen là một trong những bước cần thực hiện.
2. Cách xử lý vân gỗ bị đen
Rất đơn giản với các cách xử lý vân gỗ bị đen mà hầu như thợ mộc nào cũng biết. Quy trình này được thực hiện bằng các bước sau:
Bước 1: dùng chất tẩy gỗ để sơ chế bề mặt. Khi cần loại bỏ các mắt đen trên gỗ, chất tẩy có thể làm mờ và giảm bớt các dấu vết. Cần sử dụng liều lượng chất tẩy phù hợp để tránh gây hư tổn trên bề mặt gỗ.
Bước 2: dùng sản phẩm sơn lót màu trắng phun lên các vân đen trên gỗ vừa tẩy. Hãy phun đều tay khắp bề mặt của gỗ.
Bước 3: tiếp theo, dùng tinh màu gỗ sơn lại bề mặt. Quan trọng nhất là nên pha màu sơn theo chỉ định cần thiết và cẩn thận vẽ lại các vân gỗ. Các vân gỗ được vẽ lại sẽ tạo độ tự nhiên cho sản phẩm gỗ sau khi xóa bỏ các mắt đen.
Bước 4: phủ sơn lót PU theo tỷ lệ. Lúc này các lỗi vân gỗ bị đen sẽ hoàn toàn biến mất và được thay thế bằng bề mặt vân vẽ theo yêu cầu. Để tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm, thợ tiến hành phủ thêm nước sơn bóng hoặc sơn mờ lên bề mặt gỗ. Lớp nước sơn này sẽ làm gỗ thêm nhẵn bóng và cao cấp hơn. Đây là một trong những cách gia tăng độ bền, chất lượng sản phẩm và khắc phục các lỗi vân gỗ bị đen khá hiệu quả.
Như vậy, đối với gỗ tự nhiên chưa qua chế biến, các vân đen vẫn còn dày đặc trên bề mặt gỗ, bề mặt gỗ sần sùi, còn dính bụi gỗ gây khó khăn trong việc gia công. Các vấn đề này nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn gia công sau, chúng làm hạ thấp vẻ đẹp và giá trị của các sản phẩm gỗ khi thành phẩm. Các thợ mộc trong quá trình sản xuất, có thể áp dụng các cách xử lý vân gỗ bị đen mà bài viết hướng dẫn trên để hoàn thiện hiệu quả, chất lượng cho các sản phẩm đồ gỗ nhé!