10 Điều Cần Biết Khi Vận Hành Máy Chà Nhám
Với thợ mộc, máy chà nhám là thiết bị làm việc không thể thiếu, với công năng xử lý bề mặt gỗ thuận tiện và nhanh chóng. Hiện nay, trên thị trường có xuất hiện rất nhiều loại máy chà nhám khác nhau phục vụ trong chế biến gỗ nên việc chọn lựa máy phù hợp với công việc rất quan trọng. Quan trọng hơn, bất kỳ thợ mộc nào cũng phải nắm 10 điều cần biết khi vận hành máy chà nhám.
1. Nên dùng máy chữ nhật
Vì máy chà nhám thường được sử dụng nhiều nhất ở phần cạnh trước, sau mới tới phần cạnh sau, còn phần giữa lại không được dùng đến nhiều. Chính vì thế, nên khi mua máy chà nhám, để tiết kiệm tối đa chi phí, bạn nên mua máy có ghi chữ Nhật. Không nên mua máy vuông vì thường chúng có cạnh trước và cạnh sau cùng kích thước, sẽ lãng phí.
2. Xem kỹ thông số kỹ thuật trước khi dùng
Mỗi máy chà nhám sẽ có một thông số kỹ thuật khác nhau nên khi nắm vững các thông số của máy sẽ giúp việc vận hành máy an toàn, đạt hiệu quả. Đây là một trong 10 điều cần biết khi vận hành máy chà nhám.
3. Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ khi làm việc
An toàn lao động là việc bắt buộc thợ cần thực hiện trong quá trình làm việc. Vì trong quá trình vận hành máy có thể vô tình xảy ra những sự cố không mong muốn nên việc trang bị dụng cụ bảo hộ sẽ đảm bảo an toàn, phòng tránh những rủi ro ngoài ý muốn. Một số dụng cụ bảo hộ bắt buộc cần dùng khi chà nhám: mũ, găng tay, kính che mắt,…
4. Không nên cho máy hoạt động ở công suất tối đa
Dùng máy chà nhám ở công suất tối đa có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến máy. Bởi áp lực động cơ, linh kiện trong những trường hợp này là khá lớn. Vì thế, không nên cho máy hoạt động ở công suất tối đa cũng là một trong 10 điều cần biết khi vận hành máy chà nhám.
5. Tránh tạo áp lực cho máy khi đang hoạt động
Tạo quá nhiều áp lực cho máy chà nhám sẽ khiến máy bị bật ngược về phía người sử dụng và cũng có thể tạo ra những nguy hiểm không mong muốn. Vậy nên, bạn chỉ nên dùng máy với lực vừa đủ để đảm bảo an toàn. Đây là điều quan trọng trong 10 điều cần biết khi vận hành máy chà nhám mà bất kỳ thợ nào cũng để ý.
6. Nên dùng máy chà nhám có tốc độ lớn
Dùng máy chà nhám có tốc độ lớn thì thời gian chà nhám sẽ nhanh hơn nên nếu bạn muốn đạt hiệu quả, hiệu suất cao trong công việc thì hãy chọn những loại máy như thế.
7. Có thể điều chỉnh tốc độ máy tùy chỉnh
Trong quá trình sử dụng máy chà nhám, người dùng có thể tùy ý điều chỉnh tốc độ, được phép điều chỉnh ở cả các góc hẹp hay những công việc có yêu cầu cao về sự tỉ mỹ.
8. Một số lưu ý trước khi vận hành máy chà nhám
Trước khi vận hành máy, thợ cần kiểm tra:
+ Kiểm tra vị trí các vít trước khi dùng (liệu đã khít, đã vặn chắc chưa), các chi tiết bảo vệ đã đặt tại vị trí đúng hay chưa. Các bộ phận khác của máy có gặp vấn đề, hoạt động bình thường hay không?.
+ Các bộ phận chuyển động của máy có trục trặc, có gặp vấn đề gì không, điều chỉnh đúng hay chưa, có gặp phải dấu hiệu bất thường gì không?
+ Tuyệt đối không sử dụng máy chà nhám bị hư công tắc bật/tắt, không thể thực hiện bật tắt máy.
+ Dụng cụ cắt gọt cần được đặt đúng chỗ để không bị bay ra ngoài khi làm việc.
9. Bảo trì, bảo quản máy thường xuyên trong quá trình sử dụng
Để đảm bảo chất lượng máy chà nhám hoạt động tốt, trong quá trình sử dụng và vận hành máy thợ cần tuân thủ:
+ Kiểm tra kỹ dụng cụ cắt và các phụ kiện: kiểm tra phần đá mài, mũi mài, các chi tiết khác trên máy để xem máy có vận hành tốt hay không trước khi lắp chúng lên máy.
+ Nếu phát hiện các vấn đề liên quan đến phụ tùng, phụ kiện trên máy chà nhám thì cần tiến hành kiểm tra cẩn thận cắc chi tiết hỏng để sửa chữa.
+ Cần vệ sinh máy móc thường xuyên để có thể tránh rỉ sắt, két máy, bụi bặm giúp đảm bảo cho máy vận hành trơn tru.
+ Tránh tháo gỡ nhãn mác trên máy, vì nhãn mác ghi rõ các thông số giúp người dùng nắm bắt được chính xác các thông số kỹ thuật để vận hành máy đúng cách. Đồng thời, nhãn mác cũng giúp sản phẩm có thể bảo hành được tại nhà sản xuất khi có bất kỳ trục trặc gì.
+ Hãy bảo quản máy tại những nơi khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ em.
+ Tuyệt đối không chạm vào công tắc chuyển động nếu máy di chuyển.
+ Tắt công tắc khởi động, sau đó rút nguồn điện, không nên đi ra khỏi nơi làm việc nếu máy đang hoạt động.
+ Chỉ đặt máy xuống khi động cơ dừng hoạt động hoàn toàn.
+ Tránh để phụ tùng bị nảy lên hay chèn chặt nếu thực hiện gia công các phần góc cạnh, bởi điều này có thể khiến phụ tùng bị mất kiểm soát.
10. Đảm bảo an toàn tại nơi làm việc
+ Khu vực làm việc của máy chà nhám cần được giữ sạch sẽ, tránh để lộn xộn tất cả các loại vật dụng bởi nếu không sẽ rất dễ gây ra tai nạn.
+ Tránh làm việc ở những nơi gần chất lỏng dễ cháy như xăng dầu.
+ Tuyệt đối không cho trẻ em hoặc người không phận sự vào khu vực đang làm việc để tránh các tai nạn không đáng có xảy ra.
Tuân thủ 10 điều cần biết khi vận hành máy chà nhám mà bài viết liệt kê trên đây sẽ giúp thợ mộc đảm bảo an toàn lao động, vừa đạt hiệu suất công việc, vừa bảo trì máy móc tốt. Chúc các bác thợ mộc luôn khỏe mạnh và vững tay nghề nhé!